Nội dung chính
Hotline tư vấn: 0909 730 849
Vài năm trở lại đây, hàng trăm cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bẩn bị phát hiện, biết bao nhiêu người bị nguy hại nghiêm trọng sức khỏe do ăn phải thực phẩm bẩn. Người tiêu dùng ngày ngày lắng lo và bất an. Họ băn khoăn, ngờ vực những loại thực phẩm mình ăn hàng ngày là sạch hay bẩn. Nạn thực phẩm bẩn tràn lan để lại những hậu quả khôn lường cả về sức khỏe và tâm lý của hàng triệu con người. Vậy ai là người cần chịu trách nhiệm trước mỗi vụ việc thực phẩm bẩn xảy ra? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời!
Thực phẩm bẩn tràn lan
Chủ cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn tràn lan
Người chịu trách nhiệm đầu tiên chính là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bẩn. Đây là đối tượng trực tiếp đưa các loại thực phẩm bẩn đến tay người tiêu dùng, gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm pháp luật về kinh doanh thực phẩm.
Tùy theo hậu quả để lại mà chủ kinh doanh sẽ phải chịu các mức hình phạt khác nhau. Nếu người dùng ăn thực phẩm bẩn mà bị ngộ độc, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe thì chủ cơ sở sẽ bị xử phạt hình sự. Nếu nhẹ hơn, mặt hàng thực phẩm bẩn chưa đến tay người dùng và chưa gây hậu quả thì chủ cơ sở sẽ bị xử phạt hành chính.
Cơ sở chế biến thực phẩm bẩn
Mỗi ngày, có không ít các chủ cơ sở bị xử phạt hành chính vì kinh doanh thực phẩm bẩn. Nhiều chủ cơ sở đã bị xử phạt trước đó, nhưng vẫn tái phạm với qui mô lớn hơn, gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, thì mức xử phạt hình sự sẽ được áp dụng với lần tái phạm thứ hai.
Thực phẩm bẩn tràn lan là do những ông chủ muốn kiếm tiền trên sự tiêu tán sức khỏe của người dân!
Các cơ quan quản lí cấp cao hơn
Các cơ quan quản lí cấp cao hơn chính là đối tượng tiếp theo phải chịu trách nhiệm cho vấn nạn thực phẩm bẩn ngày một xuất hiện nhiều.
Thực phẩm bẩn thường rẻ
Các cơ quan quản lí cấp cao hơn có thể kể đến như: cơ quan cấp xã, cơ quan cấp huyện và cơ quan cấp tỉnh. Còn cụ thể chịu trách nhiệm như thế nào và vì sao các cơ quan này lại phải có trách nhiệm, câu trả lời nằm ngay dưới đây!
Xác minh sự việc
Khi có vụ việc thực phẩm bẩn bị phát hiện trên địa bàn, thì việc đầu tiên mà các cơ quan quản lí cấp cao hơn cần làm là phối hợp cùng nhau để xác minh sự việc.
Các vụ thực phẩm bẩn liên tục được phát trên tivi
Cơ quan quản lý liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ chỉ đạo cơ quan cấp huyện, cấp huyện sẽ chỉ đạo xuống cấp xã, và cả ba cấp sẽ cử người đi xuống tận cơ sở để kiểm tra tình hình và xác minh sự việc.
Thực phẩm bẩn tràn lan trên địa bàn xã, huyện hay tỉnh thì đương nhiên xã, huyện, tỉnh phải chịu trách nhiệm vì quản lý không tốt, để xảy ra vấn nạn trên.
Thông báo trước người dân
Sau khi sự việc được làm rõ, việc tiếp theo mà các cơ quan quản lý cấp cao hơn cần làm đó là thông báo toàn bộ kết quả xác minh trước người dân.
Cơ quan quản lý sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo, đài, tivi… để nói rõ kết quả, tình hình sự việc, toàn bộ thông tin quá trình kiểm tra vụ việc tới người dân.
Cơ quan chức năng xử lý thực phẩm bẩn
Người đại diện cơ quan quản lí cũng cần xin lỗi người dân vì để xảy ra tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, và có lời hứa sẽ xử lý vụ việc theo đúng tinh thần pháp luật, khách quan, công bằng.
Xử lý vụ việc theo pháp luật
Việc cuối cùng thuộc quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp cao hơn đó là: xử lý vụ việc theo đúng pháp luật.
Cơ quan quản lý cần truy cứu những cá nhân, tổ chức vi phạm và liên quan đến vụ việc; tiếp đó căn cứ theo động cơ, mục đích và hậu quả để xử lý hành chính hoặc hình sự.
Cơ quan quản lý cấp Bộ
Cơ quan quản lý cấp Bộ chính là đối tượng cuối cùng cần chịu trách nhiệm trước nạn thực phẩm bẩn tràn lan.
Chủ kinh doanh và người dùng cần nói không với thực phẩm bẩn
Bộ Y tế, các cơ quan liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm cần chịu trách nhiệm và nhận một phần lỗi về mình vì đã không quản lý sát sao, tạo lỗ hổng để các đối tượng sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng, làm xói mòn niềm tin của nhân dân.
Đó chính là các cá nhân và tổ chức cần phải chịu trách nhiệm khi xảy ra nạn thực phẩm bẩn tràn lan.