Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp

Hotline tư vấn: 0909 730 849

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và định kỳ nhằm phát hiện các cơ sở, doanh nghiệp không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.

1.Thực trạng công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp

Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 65.955 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với 4.256 bếp ăn tập thể. Trong đó có 457 bếp ăn tập thể khu công nghiệp.

Bếp ăn tập thể là cơ sở chế biến, phục vụ ăn uống cho nhiều người ăn tại chỗ hoặc cung cấp đi nơi khác. Bếp ăn tập thể thường được tổ chức tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan, trường học bán trú, bệnh viện, nhà hàng và cửa hàng dịch vụ ăn uống có quy mô phục vụ một lúc từ 30 người ăn trở lên; các cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn.

Bếp ăn tập thể của công nhân

Đa số các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố được kiểm tra cơ bản chấp hành quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) như: Thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; khám sức khỏe định kỳ, xác nhận kiến thức ATTP cho người quản lý và người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm; ký hợp đồng trách nhiệm với người cung cấp thực phẩm; ghi chép sổ lưu mẫu thức ăn, đồng thời thực hiện lưu mẫu thức ăn đảm bảo theo quy định.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sơ chế, chế biến thực phẩm tại các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể trong các doanh nghiệp cơ bản đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, còn có những cơ sở chưa ký cam kết đảm bảo ATTP. Trong quá trình hoạt động còn có các cơ sở vi phạm các điều kiện về ATTP như: Sử dụng bếp ăn không được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều; không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, không tách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.

Thời gian qua vẫn xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể tại Hà Nội mà nguyên nhân chủ yếu do các bệnh truyền qua thực phẩm tại các bếp ăn tập thể do chưa thực hiện các quy định điều kiện bảo đảm về ATTP, đặc biệt nguồn gốc nguyên liệu chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ, nhận thức của người chế biến còn hạn chế.

2.Nguyên nhân vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp do đâu?

Hiện nay, có 2 hình thức dịch vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể ở các đơn vị, doanh nghiệp (DN), đó là: Bếp ăn tập thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp với các công ty có giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống (chiếm 80%) và do đơn vị tự nấu phục vụ nhân viên (chiếm 20%).

Thực tế, kiểm tra, khảo sát cho thấy, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến. Nguyên nhân dẫn đến mất ATTP phần lớn là người quản lý bếp ăn tập thể chủ quan, kiến thức về lựa chọn cơ sở cung cấp thực phẩm còn hạn chế.

Hơn nữa, cơ sở cung ứng ở xa bếp ăn tập thể, thời gian vận chuyển thức ăn từ nơi nấu đến nơi sử dụng dài, nếu phương tiện vận chuyển không bảo đảm cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm, thậm chí gây hư hỏng…

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhu cầu các bếp ăn tập thể và các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tại các doanh nghiệp ngày càng tăng, chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người lao động. Nguyên nhân là do một bộ phận lớn các cơ sở có nhu cầu chấp nhận sử dụng thực phẩm giá rẻ. Nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp rất đa dạng, khó kiểm soát và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu.

3.Biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp

Ông Nguyễn Văn Chanh – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ cho biết: “Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải xác định sức khỏe công nhân là “sức khỏe” doanh nghiệp, tuyệt đối không để cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cung cấp suất ăn cho công nhân.

Đoàn công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công ty Quảng Lợi

ATTP tại các BATT của doanh nghiệp rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, tái sản xuất sức lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Vì vậy, bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể tại các cơ sở, doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, cần những giải pháp đồng bộ. Để tăng cường hiệu quả, tính bền vững trong công tác quản lý, bảo đảm ATTP; giám sát, phát hiện các vụ ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc quản lý. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về ATTP; phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể cho người lao động.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm; đình chỉ hoạt động, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, cơ sở tổ chức nấu ăn; ưu tiên giám sát, xây dựng phương án điều tra, xử lý, khắc phục nhằm phát hiện sớm các vụ ngộ độc lớn tại bếp ăn tập thể. Đồng thời, cơ quan chức năng cần có cơ chế phối hợp trong kiểm soát vệ sinh ATTP ở bếp ăn tập thể tại doanh nghiệp, giải quyết tận gốc những bất cập trong thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP.

Ở đây cùng với việc giảm các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp thì trách nhiệm của doanh nghiệp phải đặt cao hơn lúc nào hết, nhằm đảm bảo các sản phẩm chất lượng an toàn đến người sử dụng.  Từ chú trọng chất lượng sản phẩm vừa an toàn cho người tiêu dùng, đáp ứng được những tiêu chí về vệ sinh, môi trường, sức khỏe đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung.

Việc tạo điều kiện thông thoáng thủ tục đầu vào của cơ quan quản lý nhưng đầu ra của các sản phẩm sẽ được các cơ quan chức năng quản lý chặt. Ở đây, doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm, còn cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ là rất lớn.

Mới đây, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

Đoàn công tác kiểm vệ sinh  tra an toàn thực phẩm tại bếp ăn công ty Quảng Lợi

Là một trong những địa bàn tập trung khá nhiều công nhân lao động, để giám sát chặt chẽ bếp ăn tập thể, hàng năm, Thanh tra Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp, chế xuất; phối hợp Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất tổ chức tập huấn hướng dẫn văn bản quản lý về ATTP; phổ biến kiến thức về ATTP cho chủ và nhân viên những bếp ăn tập thể công nghiệp.

Đồng thời, phối hợp Sở Công Thương và các quận, huyện khảo sát tình hình tiêu thụ rau an toàn của bếp ăn tập thể trên địa bàn Hà Nội, kết nối tiêu thụ giữa nơi cung cấp và tiêu dùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu mô hình quản lý kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể phù hợp với tình hình hiện tại.

Như vậy, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất – kinh doanh là đồng nghĩa với việc cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải tự nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm trong sản xuất, luôn đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật như chính sự đăng ký, tự công bố chất lượng đến cơ quan chức năng và trong cộng đồng người tiêu dùng. Nếu như trước đây, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra thì đơn vị thường chuẩn bị những mẫu kiểm tốt nhất để có được đánh giá tốt, được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm thì nay cơ quan chức năng sẽ tiến hành hậu kiểm và xử lý vi phạm ngay, nếu doanh nghiệp sản xuất thực phẩm không thực hiện đúng quy chuẩn như đã tự công bố. Đây chính là cách doanh nghiệp khẳng định uy tín, thương hiệu, tự nâng cao chất lượng để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Đoàn công tác kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Đông Anh, Hà Nội

4.Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn doanh nghiệp

* Yêu cầu địa điểm, môi trường của cơ sở

Khu vực chế biến, ăn uống không bị ngập nước, đọng nước; Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

* Yêu cầu thiết kế, bố trí

Có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm bao gói sẵn riêng biệt; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt.

Bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho công nhân góp phần tăng năng suất lao động

* Yêu cầu đối với nguyên liệu thực phẩm trang thiết bị, dụng cụ

Nguyên liệu thực phẩm và các chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng theo quy định;

Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đủ bảo đảm an toàn; được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm thực phẩm;

* Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm

Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định;

* Yêu cầu đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm

Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm phải được bảo quản trong khu vực chứa đựng, kho riêng, diện tích đủ rộng để bảo quản thực phẩm;

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp đã được các cơ quan Nhà nước đẩy mạnh nhưng hiệu quả phụ thuộc lớn vào ý thức của các doanh nghiệp và của người lao động trong việc báo cáo vi phạm.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NGAY HÔM NAY!



    Quý khách lưu ý:

    Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cám ơn.


    Ủng hộ bài viết chúng tôi

    Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 2

    Chưa có ai đánh giá

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *