Cố tình vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý như thế nào?

Hotline tư vấn: 0909 730 849

Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất được nhiều người quan tâm bởi lương thực, thực phẩm luôn là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với tất cả người dân. Trên mạng xã hội trong những năm gần đây không ngừng đưa tin hay hình ảnh về những cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn, một số lượng lớn cửa hàng trên khắp vùng miền sử dụng những nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hay việc chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng khách hàng. Vậy những hành vi đáng lên án đó cần phải xử lý như thế nào về mặt pháp luật?

1.Thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay

Tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một gia tăng, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng, số vụ vi phạm bị xử lý mạnh tay còn ít.

Tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một gia tăng, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng

Vi phạm vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước cần có sự quản lý kỹ lưỡng của các ban ngành có liên quan. Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2018, 63 tỉnh, thành phố đã thanh tra, kiểm tra được 351.128 cơ sở, phát hiện 68.362 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (chiếm 19,47%). Trong đó, phạt tiền 13.017 cơ sở với hơn 35,4 tỷ đồng. Nguyên nhân xử phạt chủ yếu là thiếu dụng cụ, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh kém, vi phạm về con người…

Tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm như: sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa các chất không được phép sử dụng vào trong thực phẩm, nhiều mặt hàng thực phẩm buôn bán qua mạng, không cửa hàng hoặc quảng cáo quá mức không đúng về chất lượng sản phẩm, gây khó khăn cho việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngày càng có nhiều người sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi, những hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối… Do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu.

Tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một gia tăng, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng

Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Đó cũng là một hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.Biện pháp xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày 04 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018.

Quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo, tăng mức phạt tiền ở các hành vi vi phạm, mức phạt tiền tối đa đến 07 lần giá trị hàng hóa vi phạm; quy định nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm; xử phạt bổ sung như buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc thu hồi thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.

Đây được xem là quy định cần thiết để siết chặt hơn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm chịu điều chỉnh của Nghị định.

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Về mức xử phạt, Nghị định quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép; Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;…

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau: Không có bàn, tủ, thiết bị, dụng cụ,…đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn, thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, chứa đựng trực tiếp thực phẩm không bảo đảm an toàn, người đang mắc bệnh mà theo quy định không được trực tiếp kinh doanh thức ăn, sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống…

Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề bức xúc trong xã hội và để lại nhiều hậu quả nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì vậy, để có thể xử lý được những hành vi cố tình vi phạm đòi hỏi Nhà nước và Chính phủ phải có những biện pháp dứt khoát hơn nữa.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NGAY HÔM NAY!



    Quý khách lưu ý:

    Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cám ơn.


    Ủng hộ bài viết chúng tôi

    Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

    Chưa có ai đánh giá

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *