Trách nhiệm của cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

Hotline tư vấn: 0909 730 849

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề nóng hổi nhận được sự quan tâm không chỉ của người dân mà còn của các cơ quan quản lý nhà nước bởi nó đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của mọi người. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về trách nhiệm của cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay được quy định như thế nào?

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được quan tâm hiện nay

1. Vì sao phải quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm?

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, khi mà các nhà sản xuất đua nhau cạnh tranh để giảm giá thành sản phẩm thì có một số các cơ sở sản xuất kinh doanh đã vì yếu tố lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trên thị trường xuất hiện rất nhiều các thực phẩm bị làm giả, thực phẩm kém chất lượng dẫn đến tình trạng khi người dân mua phải và tiêu thụ sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Nó không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe mà thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Một số các căn bệnh nan y, các bệnh phổ biến khó chữa hiện nay như: ung thư, …cũng có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của con người, để duy trì nòi giống thì việc tăng cường cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết. Các cơ quan chức năng cần phải có quy trình kiểm định an toàn thực phẩm chặt chẽ và nghiêm khắc xử lý các cơ sở sản xuất vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Sự cần thiết quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được của công tác này chưa cao, khiến nó trở thành vấn nạn hiện nay. Trong rất nhiều các nguyên nhân gây khó khăn cho việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thì một trong những nguyên nhân chủ yếu đó chính là việc quy định về trách nhiệm của từng cơ quan.

An toàn vệ sinh thực phẩm được nhiều cơ quan quản lý

Bởi an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến nhiều lĩnh vực, vì vậy nó cùng một lúc chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau như: Bộ Y tế, Bộ công thương…Nếu không phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thì rất dễ rơi vào tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót trách nhiệm. Có những vấn đề hai, ba cơ quan cùng giải quyết, nhưng có vấn đề lại đùn đẩy hoặc không cho rằng đó là trách nhiệm của mình. Thậm chí, khi xảy ra sai phạm cũng không biết quy trách nhiệm cho cơ quan nào. Do đó, các văn bản pháp luật cần quy định rõ về vấn đề này.

3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

3.1.Trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế

Bộ Y Tế với đặc thù riêng của mình sẽ là cơ quan có trách nhiệm ban hành và tổ chức các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược tổng thể về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Quản lý an toàn thực phẩm là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

Đây cũng là cơ quan xác định và ban hành mức giới hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia về an toàn của các loại thực phẩm, các bao bì, dụng cụ sản xuất. Các điều kiện chung về đảm bảo vệ sinh thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm cũng do Bộ Y tế đưa ra. Bộ Y tế cũng tham gia trong việc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này.

3.2.Trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương

Là một trong những cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Công Thương trong phạm vi trách nhiệm của mình thực hiện quản lý vấn đề an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển, xuất nhập khẩu và kinh doanh. Đặc biệt là cần ban hành chính sách quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm cho các chợ và các siêu thị. Trong lưu thông và kinh doanh thực phẩm thì Bộ Công thương giữ vai trò chủ trì phòng chống kinh doanh thực phẩm giả. Trong quá trình xuất nhập khẩu thực phẩm hoặc sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu có vi phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm thì Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra và xử lý.

3.3.Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Không chỉ là cơ quan có trách nhiệm quản lý quá trình sản xuất ban đầu của các sản phẩm nông, thủy sản, muối, lâm nghiệp mà Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong cả quá trình thu gom, chế biến, vận chuyển, bảo quản sản phẩm.

Có thể nói với trách nhiệm của cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được phân công rõ ràng như hiện nay thì các cơ quan nhà nước cần tăng cường hơn nữa hoạt động của mình để an toàn thực phẩm không còn là vấn nạn. Người dân sẽ yên tâm sử dụng các sản phẩm thực phẩm có chất lượng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NGAY HÔM NAY!



    Quý khách lưu ý:

    Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cám ơn.


    Ủng hộ bài viết chúng tôi

    Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

    Chưa có ai đánh giá

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *