Kinh doanh thực phẩm bẩn sẽ bị xử lý như thế nào?

Hotline tư vấn: 0909 730 849

Thực phẩm đang là mặt hàng kinh doanh phổ biến tại các chợ, siêu thị hay các nhà hàng. Bên cạnh những cơ sở kinh doanh thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, thì còn rất nhiều những cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn. Hàng nghìn cơ sở kinh doanh thực phẩm mất an toàn đã bị phanh phui trong 6 tháng đầu năm 2018. Vậy kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ bị xử lí như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây!

Kinh doanh thực phẩm bẩn

Xử phạt hành chính

Tùy theo các mức độ mà việc kinh doanh thực phẩm không an toàn bị xử phạt theo các hình thức khác nhau. Và hình thức xử phạt đầu tiên, cũng là hình thức nhẹ nhàng nhất, đó chính là xử phạt hành chính.

Theo điều 317, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), thì cơ sở kinh doanh thực phẩm mất vệ sinh sẽ bị phạt hành chính, nếu thực hiện những hành vi sau đây:

Một là, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm gây độc hại, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ y tế.

Hai là, chế biến hoặc bán các loại thực phẩm có nguồn gốc là động vật chết do bệnh dịch.

Ba là, nhập khẩu và buôn bán các loại thực phẩm có sử dụng hóa chất, có nguồn gốc là động vật chết vì bệnh dịch.

Cơ quan chức năng phát hiện thực phẩm bẩn

Với những hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn trên, cá nhân sẽ bị phạt tối đa 100.000.000 đồng, tổ chức sẽ bị phạt tối đa là 200.000.000 đồng.

Mức xử phạt hành chính cũng có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào tính chất hành vi và hậu quả do hành vi gây ra.

Xử phạt hình sự

Nếu cơ sở kinh doanh thực phẩm không an toàn nằm trong các trường hợp dưới đây, mức độ nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, còn mức độ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ áp dụng mức án hình sự: đó là phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

Gây tổn hại đến sức khỏe người dùng

Trường hợp đầu tiên dính vào án hình sự khi kinh doanh thực phẩm không an toàn đó là trường hợp gây tổn hại đến sức khỏe người dùng.

Nếu cơ sở kinh doanh cố ý buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, ý đồ được thực hiện một cách có tổ chức, gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng người từ 21 đến 100 người, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, hoặc gây tổn hại sức khỏe của từ 2 người trở lên mà tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

Như vậy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng thì cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn sẽ phải chịu xử phạt hình sự.

Dù xử phạt nhưng thực phẩm bẩn vẫn tồn tại tràn lan

Thực phẩm sử dụng nguyên liệu cấm trị giá lớn

Trường hợp thứ hai phải chịu xử phạt hình sự đó là khi cơ sở kinh doanh thực phẩm mất vệ sinh sử dụng thực phẩm chứa nguyên liệu cấm và thực phẩm đó có giá trị lớn. Cụ thể như sau:

Thực phẩm có sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Xử phạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn

Kinh doanh thực phẩm bẩn có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh, hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

Cuối cùng là thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Thực phẩm bẩn được bán tràn lan tại các chợ

Tái phạm nguy hiểm

Trường hợp cuối cùng bị xử phạt hình sự đó là tái phạm nguy hiểm. Kinh doanh thực phẩm mất an toàn, đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, nhưng lại tái phạm với mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng hơn vào lần tiếp theo, thì chắc chắn sẽ bị xử phạt hình sự, thay vì xử phạt hành chính như lần đầu tiên.

Cơ sở bị phạt nhưng vẫn tái phạm

Tổng kết

Như vậy, tùy vào đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn là cá nhân hay tổ chức, tùy vào tính chất, động cơ, mục đích và hậu quả của việc kinh doanh đó gây ra, mà có các hình thức xử phạt khác nhau.

Dù là mức xử phạt nào thì cũng là những cách thức răn đe, trừng trị đối với những cá nhân hay tổ chức muốn kiếm tiền bất chính, làm hại sức khỏe của người tiêu dùng.

Vì vậy, để kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, và để chứng minh cho người tiêu dùng thấy chất lượng thực phẩm của cơ sở bạn, thì hãy đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NGAY HÔM NAY!



    Quý khách lưu ý:

    Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cám ơn.


    Ủng hộ bài viết chúng tôi

    Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

    Chưa có ai đánh giá

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *