Nội dung chính
- 11. Tại sao phải kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từng cơ sở?
- 22. Các cách để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từng cơ sở
- 2.1a. Kiểm tra thường xuyên
- 2.2b. Nghiêm ngặt hơn trong việc cấp giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- 2.3c. Ban hành hệ thống luật về xử lý các cơ sở vi phạm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
- 33. Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng nào?
Hotline tư vấn: 0909 730 849
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng ở nước ta hiện nay. Có rất nhiều cơ sở sản xuất chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến việc thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại vẫn được lưu hành trên thị trường. Vì vậy mà rất cần phải kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từng cơ sở để hạn chế được thực phẩm bẩn, thực phẩm mất vệ sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từng cơ sở là cần thiết
1. Tại sao phải kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từng cơ sở?
Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm là việc làm cần thiết với bất kỳ cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm. Quá trình kiểm soát này cần được tiến hành liên tục để bảo đảm những nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được tuân thủ. Chỉ có như vậy thì mới bảo đảm thực phẩm sản xuất ra đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn với sức khỏe của người dùng.
Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vẫn chưa chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Một số các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ chưa thực sự chú trọng tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên cần phải có sự kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm để các đơn vị này nghiêm túc thực hiện vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất.
2. Các cách để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từng cơ sở
a. Kiểm tra thường xuyên
Để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từng cơ sở hiệu quả nhất đó là tiến hành kiểm tra thường xuyên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các xưởng, nhà máy, nơi chế biến thực phẩm. Chỉ có kiểm tra thường xuyên thì mới kiểm soát được các đơn vị này có tuân thủ các quy tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Cần kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm
b. Nghiêm ngặt hơn trong việc cấp giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần phải quản lý nghiêm ngặt hơn quá trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng cơ sở. Cơ sở nào được cấp giấy phải được thẩm tra kỹ lưỡng để bảo đảm cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi được cấp giấy thì vẫn phải tiến hành kiểm tra các đơn vị này để xem đơn vị có thực hiện đúng hay không.
c. Ban hành hệ thống luật về xử lý các cơ sở vi phạm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thực sự hiệu quả thì cần có một hệ thống pháp lý rõ ràng đối với các đơn vị vi phạm để có tính răn đe cao hơn. Cũng cần có những quy định rõ ràng về quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để các đơn vị sản xuất dễ dàng áp dụng cho đơn vị mình.
Cần có hành lang pháp lý để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hiệu quả
3. Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng nào?
Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của chi cục quản lý thị trường cấp tỉnh, thành phố. Và đội quản lý thị trường cấp phường, huyện, thị xã. Đây là các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra và tiến hành kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từng cơ sở trên phạm vi hành chính mình quản lý.
Với sự phát triển mạnh của các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên thị trường nên rất khó để kiểm soát được vì lực lượng quản lý thị trường còn khá mỏng. Dẫn đến việc quản lý và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.
Chi cục quản lý thị trường là cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm
Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc hơn để mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Lực lượng quản lý thị trường cũng cần được tăng cường để có đủ nhân lực làm việc và kiểm soát từng cơ sở tốt hơn.