Nội dung chính
Hotline tư vấn: 0909 730 849
Được sử dụng thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản của mỗi cá nhân vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe con người mà nó còn liên quan chặt chẽ tới năng suất và hiệu quả phát triển kinh tế thương mại du lịch và an sinh xã hội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công tác vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay được thực hiện như thế nào trong bài viết sau.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là quyền cơ bản của người tiêu dùng
1. Lý do cần đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Rất nhiều người tiêu dùng thường băn khoăn không biết phân biệt đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch do công nghệ làm màu ngày càng tinh vi của những nhà sản xuất và nhà phân phối. Vì vậy niềm tin của người tiêu dùng vào công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng lung lay. Rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề bao giờ người dân mới thoát khỏi nỗi lo về thực phẩm bẩn. Câu hỏi này sẽ rất khó giải quyết nếu như thói quen tiêu thụ dễ dãi của người mua chưa thay đổi và các chế tài xử lý của nhà nước chưa đủ mạnh thì con đường đi từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người càng trở nên ngắn và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Do hiệu quả của công tác truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, chưa đưa ra được những kết nối về địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch tới người tiêu dùng, chưa công khai những tổ chức vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó việc truyền thông hay tư vấn trực tiếp của cán bộ chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất hạn chế.
Thực phẩm bẩn là nguyên nhân dẫn tới nghĩa địa ngắn nhất
Gốc rễ của việc vệ sinh an toàn thực phẩm bắt đầu từ khâu sản xuất tới chế biến, vận chuyển và tiêu dùng. Tuy nhiên đa phần truyền thông hay giám sát vẫn chú trọng vào khâu cuối cùng là tiêu dùng mà không chú trọng vào khâu sản xuất. Vì vậy đa phần công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Mặt khác nguồn thực phẩm chính vẫn chủ yếu được bày bán ở các chợ và thói quen tiêu dùng của đa số người dân vẫn là đi chợ để mua thực phẩm nên công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cần được nâng thêm tầm về quy mô và chất lượng tới các chợ truyền thống.
2. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phải chuyển từ lý thuyết sang thực hành
Để là người tiêu dùng thông thái hoàn toàn không phải dễ. Để nhận biết thực phẩm sạch hay bẩn bằng cảm quan là chuyện không hề đơn giản. Còn với các thiết bị test kiểm tra thì yêu cầu quá cao đối với khách hàng. Vì vậy vấn đề cốt lõi vẫn là ở bản thân người bán, người sản xuất kinh doanh thực phẩm cần nghiêm ngặt chấp hành những quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo phát triển bền vững kể cả chỉ bán mớ rau con cá mỗi ngày.
Chuyển lý thuyết về vệ sinh an toàn thực phẩm sang thực hành
Theo các cơ quan chức năng quan trọng nhất của chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm chủ yếu liên quan tới thực phẩm tiêu dùng do những hộ kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ cung cấp. Một mặt nhà nước cần nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, mặt khác cần tuyên truyền, vận động nhân dân, để mỗi người dân tự giác có ý thức tuân thủ pháp luật về chế biến, sản xuất, cung cấp các thực phẩm an toàn, tuyên truyền đạo đức trong sản xuất kinh doanh.
Theo những nghiên cứu của cục an toàn thực phẩm bộ y tế thì kiến thức của người dân, các nhà quản lý và sản xuất đã được nâng cao. Tuy nhiên từ kiến thức sang hành vi vẫn còn một khoảng cách rất lớn. Hầu hết các nhà sản xuất đều hiểu thế nào là thực phẩm an toàn và làm thế nào để có thực phẩm an toàn nhưng có rất nhiều trường hợp vẫn vi phạm vì đạo đức kinh doanh, vì lợi nhuận nên họ vẫn chưa làm được điều đó. Bản thân người tiêu dùng thì rất quan tâm, lo lắng nhưng khi tìm hiểu thông tin để thực hành tại nhà thì chưa chắc đã làm đúng.
Vì vậy ngoài việc truyền thông các nội dung về vệ sinh an toàn thực phẩm tới các hộ kinh doanh, các nhà sản xuất cần phải tuyên truyền thêm cho họ biết trách nhiệm đối với pháp luật khi vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào để có tính răn đe hiệu quả hơn.
3. Đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đột xuất
Để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quán triệt hiệu quả, các sở có quan ban ngành cần thường xuyên kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh, chế biến tại địa phương. Để phát hiện kịp thời và nhanh chóng những hành vi vi phạm, xử lý nghiêm và kịp thời những sai phạm, để hạn chế những sai phạm xảy ra.
Trên đây là một số thông tin trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Để chương trình thực hiện có hiệu quả, không chỉ các cơ quan liên ngành cần tích cực kiểm tra tuyên truyền mà bản thân mỗi đơn vị kinh doanh cũng cần phải thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng yêu cầu, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.